Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

CÔNG NGHỆ VODKA THẾ GIỚI

Nguyên liệu chính

Vodka là loại đồ uống chiếm đa số ở các nước Đông Âu. Nó được làm bằng cách lên men sau đó chưng cất dung dịch đường lên men và xử lý sau chưng cất. Nguyên liệu để sản xuất vodka chủ yếu được làm từ ngũ cốc, khoai tây, sắn, gỉ đường hoặc từ một số các loài cây. Ở Nga, vodka được sản xuất chủ yếu từ lúa mì và lúa mạch trong khi ở Ba Lan lại dùng khoai tây hoặc lúa mạch để sản xuất. Thụy Điển và các nước vùng Baltic thường sử dụng lúa mì để sản xuất vodka. Nhìn chung các nước Châu Âu và phương tây do họ quen dùng khoai tây và bánh mì trong các bữa ăn hàng ngày của họ nên nguyên liệu mà họ thường sử dụng để sản xuất vodka cũng vì thế mà họ chọn là lúa mì, lúa mạch hoặc khoai tây. Tuy nhiên, ở Châu á do người dân thường sử dụng cơm cho các bữa ăn thường ngày của mình nên nguyên liệu sử dụng cho vodka nói riêng và rượu nói chung thường được làm từ gạo. Việc sử dụng các vodka có nguồn gốc từ gạo đối với người Châu á sẽ không gây ói cay giống như khi họ uống  rượu vodka có nguồn gốc sản xuất từ lúa mì, lúa mạch hoặc khoai tây. Nguyên nhân chủ yếu là do người Châu á khi uống rượu gạo sẽ quyen với dạ dầy của mình và họ sẽ cảm nhận được vị ngọt sâu ở đầu lưỡi và vòm họng.
Các loại vodka làm từ nguyên liệu như sắn, gỉ đường hoặc bằng các nguyên liệu thứ cây khác là loại vodka rẻ tiền và dùng cho những vodka không tên tuổi trên thị trường.
Chưng cất

Việc lựa chọn phương thức chưng cất, công nghệ chưng cất có ý nghĩa căn bản quyết định tới chất lượng vodka. Đây là điều kiện cần để có được vodka chất lượng bởi lẽ cùng một loại nguyên liệu như nhau nhưng phương pháp chưng cất khác nhau sẽ cho ra chất lượng vodka khác nhau. Nhìn chung, tất cả các loại vodka đều được sản xuất qua quy trình chưng cất bằng cách đun sôi dung dịch đường đã lên men ở nhiệt độ cao để bốc hơi sau đó hơi cồn qua bộ phận làm lạnh để ngưng tụ lại thành cồn ở dạng lỏng.  Mặc dù vậy, công nghệ chưng cất cũng đa dạng. Công nghệ thủ công theo phương pháp truyền thống nấu rượu của dân gian là họ dùng một nồi to để chưng cất và cho dẫn hơi cồn qua hệ thống ruột gà làm bằng đồng để trong bể nước lạnh để ngưng tụ và cho ra cồn rượu dạng lỏng. Rượu làm từ phương pháp này không khử được các chất độc tố Anđêhít, Methanol hay Fuferol và nhiều tạp chất không có lợi cho sức khoẻ khác do tất cả các tạp chất này đều bay hơi và cùng ngưng tụ với Ethanol (Rượu). Theo các chuyên gia phân tích thì loại rượu này có hàm lượng độc tố cao gấp hơn 200 lần so với mức chuẩn cho phép. Chính vì vậy nếu loại rượu này sau khi chưng cất xong mà mang ra uống ngay thì người uống sẽ bị đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, háo nước hoặc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh về mặt lâu dài. Bản thân rượu sản xuất theo công nghệ thủ công này cũng không qua các khâu xử lý sau chưng cất như lọc, tinh chế, lên hương nên rượu uống cũng không được êm dịu và tinh khiết. Nếu rượu này được mang đi hạ thổ hoặc ủ lâu thì các độc tố sẽ dần dần được loại bỏ nhờ quá trình tự nhiên của việc các thành phần độc tố sẽ tác dụng với các chất khác trong thành phần của rượu. Cho nên, các nhà khoa học và kinh nghiệm cổ truyền chỉ ra rằng đối với rượu sản xuất từ phương pháp thủ công thì bắt buộc phải ủ lâu từ 01 năm trở lên mới nên uống.
Ngày nay, loại chưng cất thủ công như trên chỉ tồn tại ở những vùng nông thôn hoặc những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển quá trình chưng cất đựợc thực hiện trên dây truyền 3-5 tháp tự động liên hoàn. Đây là quá trình chưng cất khép kín tự động và mỗi tháp sẽ được chưng ở một nhiệt độ khác nhau để từ đó làm bay hơi các chất khác nhau để tách lọc những chất như Anđêhít, Methanol, Fuferol và các tạp chất không có lợi cho sức khỏe ra khỏi cồn  rượu. Quá trình này được thực hiện dựa trên nguyên lý là mỗi chất hóa học sẽ bay hơi ở nhiệt độ khác nhau nên việc chưng qua nhiều tháp liên hoàn là để tách lọc các tạp chất khỏi rượu vodka.
Tinh chế sau chưng cất

Nếu khâu chưng cất được xem là điều kiện cần để có rượu vodka ngon thì khâu tinh chế sau chưng cất chính là điều kiện đủ để có vodka đặc biệt ngon và êm dịu. Nhìn chung cốt rượu (cồn rượu) sau chưng cất thường có nồng độ lơn hơn 90 độ cồn. Nên cốt rượu sẽ phải được trung hòa với nước để hạ nhiệt độ cồn xuống khoảng 40 vol cồn hoặc dưới 40 vol cồn để trở thành vodka. Về nguyên tắc, vodka là loại dung dịch không màu trong suốt, không vị, không mùi. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất thường pha trộn thêm những hương liệu khác để tạo ra vodka có những màu, mùi, vị đặc biệt riêng cho vodka của mình. Đối với những cơ sở sản xuất vodka thủ công hoặc sử dụng công ngệ đơn giản sản xuất vodka thì các khâu phối trộn hay chiết rót đều rất thô sơ không bảo đảm đồng đều về chất lượng thậm chí không an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở này bỏ qua các khâu quan trọng của quá trình lọc tinh để khử đi những mùi khét, hôi của cồn; hay lọc lại những hạt bụi lơ lửng của dung dịch rượu để bảo đảm độ tinh khiết và thường họ không ủ, không lên hương mà đem đóng chai ngay cho người tiêu dùng.
Đối với các đơn vị sản xuất chuyên nghiệp thì vodka có thể được tinh chế qua nhiều khâu đoạn sau chưng cất như: Khuấy trộn, lọc sơ bộ, lọc tinh, ủ lên hương, rồi sau đó cho đi chiết dót đóng chai. Thời gian ủ càng lâu thì vodka càng dậy mùi hương thơm tự nhiên của rượu và càng êm dịu.
Các đơn vị sản xuất hiện đại chuyên nghiệp thì tất cả các khâu ở trên đều được tự động hóa và điều chỉnh bằng các máy tính nên chất lượng sẽ đồng đều và ổn định, chất lượng vodka sẽ êm dịu và không có những mùi lạ, mùi hôi, mùi khét như vodka của các xưởng thủ công, nhỏ lẻ.    



CÔNG TY CỔ PHẦN AvinaA  
Điạ chỉ: Ô CN6, KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội, Việt NAM
Lễ Tân     
ĐT   : 04.6250.5500         
FAX  : 04.6250.5500
Phòng Bán Hàng:         
ĐT: 04.6250.5500
Fax: 04.6250.5500

Phòng HC NS         
ĐT: 04.6250.5500
04.6250.5500
Fax:04.6250.5500

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét